Tầm quan trọng của marketing

PHIILIP KOTLER - CHA ĐẺ CỦA MARKETING HIỆN ĐẠI đã từng viết trong cuốn sách "Thấu hiểu tiếp thị từ A – Z" rằng:

"Vấn đề trọng tâm mà các doanh nghiệp hiện nay phải đối mặt không phải là thiếu hàng hóa mà là thiếu khách hàng. Phần lớn các ngành công nghiệp trên thế giới sản xuất ra hàng hóa nhiều hơn số lượng khách hàng có thể tiêu thụ."

"Tiếp thị là câu trả lời cho làm cách nào cạnh tranh một cách cần bán thay vì giảm giá. Do sản xuất thừa dư nên tiếp thị trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. "

=> Như vậy có thể thấy Marketing (tiếp thị) trong thời đại ngày nay có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của công ty và cá nhân.

PHIILIP KOTLER

Marketing là gì? Mô hình Marketing tổng quát với 5 keyword

Theo Philip Kotler, ông định nghĩa về Marketing như sau: “Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu đề đem lại lợi nhuận tối ưu của doanh nghiệp.”

Qua định nghĩa trên thì ta sẽ thấy 1 số ý chính quan trọng sau:

  • "Nghệ thuật tạo ra giá trị": Điều này nhấn mạnh rằng bản chất của marketing không chỉ là quảng cáo hoặc bán hàng mà còn là quá trình sáng tạo và cung cấp giá trị cho khách hàng. Giá trị này có thể đến từ chất lượng sản phẩm, tính năng độc đáo, hoặc trải nghiệm khách hàng. Nó sẽ được đóng gói dưới dạng thông tin… được trình bày dưới dạng text, hình ảnh, video, podcast… Gọi chung là content. Câu hỏi ở đây là ai tạo ra content? Đó chính là doanh nghiệp, cụ thể hơn là phòng truyền thông và marketing.

  • "Truyền thông và phân phối những giá trị đó": Phân phối thông tin trên nền tảng nào, ở đâu, sao cho khách hàng dễ tiếp cận nhất...Đó chính là đang đề cập đến kênh marketing. Doanh nghiệp có thể phân phối trên kênh truyền thống (truyền miệng, đài báo, truyền hình, phát tờ rơi…) hoặc trên kênh digital (website, social như facebook, pinterest… SEO, facebook ads, google ads). Mỗi một kênh đều có ưu, nhược điểm riêng. Việc chọn kênh nào tùy thuộc vào tệp khách hàng, sản phẩm, phân tích đối thủ...

  • "Nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu": Mục tiêu cuối cùng của marketing là giải quyết các vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu biết sâu sắc về khách hàng mục tiêu của họ, bao gồm những gì họ cần, mong muốn, và các thách thức mà họ đang đối mặt. Khi các nhu cầu này được đáp ứng, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và gắn bó lâu dài với thương hiệu.

  • "Khách hàng mục tiêu": Khách hàng là người tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp. Thực tế thì không phải ai cũng sẽ trở thành khách hàng. Đó là lý do mà doanh nghiệp cần phác thảo avatar khách hàng mục tiêu (bao gồm thông tin nhân khẩu học cũng như thói quen, hành vi) và phân khúc khách hàng thành các tệp khách hàng nhỏ hơn. Vì mỗi tệp khách hàng có nhu cầu và mong muốn khác nhau nên cần cách triển khai marketing khác nhau.

  • "Để đem lại lợi nhuận tối ưu của doanh nghiệp": Mong muốn của doanh nghiệp với khách hàng là hành vi mua hàng, sử dụng dịch vụ. Cho nên mục đích cuối cùng của Marketing tạo ra nhiều đơn hàng 1 cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đem lại lợi nhuận, doanh thu cũng là tiêu chí cao nhất đánh giá hiệu quả một chiến dịch marketing.

Về cơ bản mô hình marketing sẽ trông như sau: Mô hình marketing cơ bản

Ở mô hình trên thì sẽ có 3 từ khóa cơ bản là doanh nghiệp (1), khách hàng (2), content và kênh tiếp thị (3)

Tuy nhiên trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào thì doanh nghiệp sẽ luôn có đối thủ cạnh tranh. Và đối thủ cũng đang áp dụng mô hình trên trong các hoạt động marketing. Do đó sẽ có 1 từ khóa xuất hiện ở đây là “đối thủ”. Trong bài viết chuyên sâu thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu làm thế nào để phân tích đối thủ trên internet và đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp.

Tiếp nữa là làm sao khiến khách hàng ra quyết định mua hàng. Đây là mấu chốt, trọng yếu nhất trong marketing và từ khóa ở đây chính là “niềm tin và cảm xúc”. Đây là từ khóa mà các tài liệu marketing ít đề cập nhất. Trong bài phân tích chuyên sâu, chúng ta sẽ tìm hiểu những yếu tố nào làm tăng niềm tin khách hàng, và 05 nhóm cảm xúc tác động mạnh mẽ nhất đến hành vi, hành động con người. Đó là các nhóm cảm xúc: bản thân, danh tiếng, tiền bạc, tình yêu và nỗi sợ hãi.

Như vậy có 5 keyword quan trọng trong mô hình marketing:

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp

Khách hàng

Khách hàng

Content, kênh marketing

Content, kênh marketing

Đối thủ

Đối thủ

Niềm tin và cảm xúc

Niềm tin và cảm xúc